Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Căn cứ vào số liệu được công bố của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính từ đầu tháng 4 đến 20/4/2019 tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, cao hơn các năm 2016 (đạt 7,5 tỷ USD), năm 2017 (10,6 tỷ USD) và năm 2018 (8 tỷ USD). Ngoài phần điều chỉnh vốn giảm hơn so với cùng kỳ, vốn đầu tư vẫn tăng mạnh ở 2 hợp phần cấp mới và góp vốn mua cổ phần.
Số liệu tính tới thời điểm hiện nay là:
Từ đó, có thể thấy được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng được chú trọng và gia tăng.
Hiểu được điều đó, Pazpus cung cấp cho quý khách thông tin hữu ích về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư qua bài viết dưới đây để các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về hoạt động đầu tư:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư (mới nhất 2019)
I. CÁC TRƯỜNG HỢP XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Thông thường các nhà đầu tư có nhu cầu tiến hành dự án đầu tư tại Việt Nam đều phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong hai trường hợp sau đây:
1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập mới một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành đầu tư dự án. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty và tham gia quản lý điều hành công ty.
Điều đó được hiểu là dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ công ty thì vẫn phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam.
Tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:
3. Các trường hợp không phải xin giấy chứng nhận đầu tư
Là dự án 100% vốn đầu tư Việt Nam do nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức Việt Nam góp vốn thành lập.
Trên đây là những trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư nhưng nếu nhà đầu tư có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp (a), (b) thì tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
II. NHỮNG DỰ ÁN PHẢI XIN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
..v…v…
>>Quý khách xem chi tiết tại Điều 31 Luật Đầu tư 2014
3. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
..v…v…
>>Quý khách xem chi tiết tại Điều 30 Luật Đầu tư 2014
Sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu không thuộc những trường hợp phải xin chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư bình thường theo quy định của pháp luật.
II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
2. Một số lưu ý khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
a, Trước khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư tại Việt Nam
b, Ngoài ra, nhà đầu tư cần phải đáp ứng một số điều kiện về:
- Mục tiêu hoạt động
Doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp Việt Nam tự do kinh doanh nhưng trong khuôn khổ nhất định. Nhưng riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào quy định Biểu cảm kết WTO để xét xem ngành nghề hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến kinh doanh có thuộc trường hợp được mở cửa đầu tư hay không.
Nếu ngành nghề chưa mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin ý kiến của các bộ và cơ quan ban ngành được sự chấp thuận thì mới được đầu tư.
Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ làm tóc và cắt tóc CPC (97201), ngành nghề này chưa có trong bảng Biểu cam kết WTO, chưa mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đối với ngành nghề này. Do đó, doanh nghiệp phải xin ý kiến của Bộ và các Sở ban ngành liên quan để được sự chấp thuận thì mới được phép kinh doanh.
- Tỷ lệ góp vốn
Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà khách dự kiến thành lập, nhà đầu tư cần xem xét trong Biểu Cam kết WTO để xem quy định pháp luật có cho phép nhà đầu tư sở hữu 100% vốn đầu tư đối với ngành nghề đó hay không hay sẽ bị giới hạn về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở một tỷ lệ phần trăm nhất định.
Việc tìm hiểu kỹ về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn tổng quan cũng như tránh được tình trạng mất thời gian do không đáp ứng điều kiện cơ bản này.
Ví dụ: Một số ngành nghề quy định trong Biểu cam kết WTO hạn chế tỷ lệ phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài như ngành sản xuất phim (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51%), dịch vụ xếp dỡ container ( phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50%, dịch vụ giải trí nhà hát, nhạc sống, xiếc (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%), dịch vụ vận tải đường sắt (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%), kinh doanh trò chơi điện tử (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%)..v..v..
>> Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0901 668 919 để được hỗ trợ
- Điều kiện hoạt động
Tùy từng ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động kinh doanh, sẽ có những điều kiện riêng biệt mà nhà đầu tư phải đảm bảo những điều kiện theo quy định để được phép hoạt động được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành.
Cụ thể doanh nghiệp lưu ý về vốn pháp định, những ngành nghề yêu cầu phải có Giấy phép con như: Giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh trật tư, chứng chỉ hành nghề xây dựng ..v..v..
Doanh nghiệp đảm bảo được những điều kiện này thì mới được phép hoạt động.
- Phạm vi hoạt động
Phạm vi hoạt động đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tùy từng ngành nghề nhà đầu tư đăng ký mà có những quy định về phạm vi nhất định, do đó nhà đầu tư lưu ý cần kiểm tra cẩn thận trong quy định tại luật chuyên ngành.
Ví dụ: Đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề kinh doanh bất động sản thì sẽ bị giới hạn phạm vi hoạt động hơn so với nhà đầu tư trong nước như không được mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua..v..v..
- Điều kiện về nhà đầu tư
Một nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam phải chứng minh năng lực tài chính của mình để đảm bảo điều kiện đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: cá nhân cần cung cấp cho cơ quan nhà nước bản sao kê khai số dư tài khoản ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính. Số dư trong tài khoản ngân hàng phải bằng hoặc lớn hơn vốn góp dự kiến của nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: nhà đầu tư cần cung cấp Báo cáo tài chính có kiểm toán trong 2 năm gần nhất để chứng minh năng lực tài chính.
- Điều kiện về địa điểm thuê
Trường hợp Nhà đầu tư thuê địa điểm kinh doanh của tổ chức cho thuê lại thì yêu cầu cung cấp:
1. Hợp đồng thuê giữa tổ chức cho thuê với chủ sở hữu, trong đó hợp đồng ghi rõ nội dung cho phép thuê với mục đích kinh doanh, đồng thời cho phép bên thuê cho thuê lại.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để chứng minh doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản.
3. Bản photo sổ hồng
Trường hợp nhà đầu tư thuê địa điểm kinh doanh của chính chủ sở hữu thì chỉ cần cung cấp bản photo sổ hồng là được.
Lưu ý: Thời hạn thuê tối thiểu là 1 năm.
III. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
Trước khi nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước doanh nghiệp phải vào trang web dautunuocngoai.gov.vn để khai hồ sơ trực tuyến lấy mã số hồ sơ. Có mã số hồ sơ thì nhà đầu tư mới tiến hành nộp hồ sơ giấy được.
1. HỒ SƠ BAO GỒM:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ;
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Thỏa thuận thuê địa điểm
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (nếu có)
- Hợp đồng BCC ( nếu có)
2. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN: Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. THỜI GIAN TIẾN HÀNH: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
IV. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Sau khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1. HỒ SƠ BAO GỒM:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân là thành viên, cổ đông: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
2. THỜI HẠN TIẾN HÀNH: 3-5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
3. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN: Sở Kế hoạch và Đầu tư
IV. DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ ĐÃ THÀNH LẬP TẠI VIỆT NAM
1. Khái niệm tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Có thể hiểu đơn giản là các doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam và có một phần nhất định vốn đầu tư nước ngoài trong đó. Trong quá trình hoạt động, công ty có nhu cầu tiến hành đầu tư vào 1 dự án mới, trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ví dụ: Công ty A có 2 thành viên góp vốn, 1 là ông B (Hàn Quốc) và ông C ( Việt Nam). Trong đó ông B chiếm 60% phần vốn góp trong công ty. Công ty A muốn thành lập một công ty con tại Đà Nẵng thì công ty A vẫn phải tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Do đó, tổ chức kinh tế chỉ cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không cần xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận giống với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đối với nhà đầu tư nước ngoài ở mục III phía trên.
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ;
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Thỏa thuận thuê địa điểm
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (nếu có)
- Hợp đồng BCC ( nếu có)
VI. THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thông thường bước công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thường được tiến hành song song với thời điểm nộp hồ sơ và đóng 300 000 phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Nếu doanh nghiệp quên chưa tiến hành bước công bố này thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1.000.000-2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố nội dung trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu mà không cần phải tuân theo mẫu dấu do Bộ Công An ban hành như trước.
Sau khi khắc dấu doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và thông báo mẫu dấu có hiệu lực trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Mở tài khoản ngân hàng
Sau khi mẫu dấu có hiệu lực, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tài khoản ngân hàng.
4. Mua chữ ký số và kê khai thuế môn bài
Kể từ năm 2019, các doanh nghiệp mới thành lập đều phải tiến hành mua chữ ký số để kê khai thuế chứ Cục thuế không nhận tờ khai thuế bản giấy nữa.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế thông qua tờ khai lệ phí môn bài và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Mua hóa đơn điện tử
Kể từ năm 2019 các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, không sử dụng hóa đơn giấy. Do đó, để có thể sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp tiến hành nộp quyết định phát hành hóa đơn lên chi cục thuế và 2 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn doanh nghiệp được tự do phát hành hóa đơn.
6. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
Theo quy định trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp. Khi công ty bạn đặt biển hiệu công ty thì phải đảm bảo các nội dung quy định trên cũng như đảm bảo việc đặt biển không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
VII. CÔNG VIỆC CỦA CHÚNG TÔI
Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng đồng thời nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ:
Bước 1: Tiến hành soạn thảo những giấy tờ tài liệu cần thiết về thành lập doanh nghiệp và gửi cho khách hàng ký và đóng dấu;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệptại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin doanh nghiệp về đăng ký quốc gia
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dẫu
Bước 6: Hướng dẫn các thủ tục để mua hóa đơn, mua chữ ký số, kê khai thuế ban đầu, làm biển hiệu công ty, mở tài khoản ngân hàng.
VIII. ƯU ĐIỂM CỦA CHÚNG TÔI
- Nhanh chóng – trọn gói – uy tín- chuyên nghiệp
- Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đi lại nhiều lần
- Bạn chỉ cần ký và đóng dấu, Pazpus sẽ giao tận tay Giấy chứng nhận cho bạn
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên môn nghiệp vụ cao, tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Sử dụng Dịch vụ tại Pazpus, yêu cầu của Quý khách hàng sẽ được đảm bảo trên cơ sở pháp lý vững chắc!.
Gọi cho chúng tôi !
Xin cảm ơn!.